Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

SEO onpage đưa Website lên thẳng Top 1 Google

Table of Contents

SEO là một quá trình tối ưu rất thiết yếu đối với một người làm marketing, SEO sẽ quyết định Website của bạn thu hút được bao nhiêu lượt truy cập và tương tác, hiệu quả đạt về như thế nào.

Thế nhưng bạn đã biết về SEO onpage chứ? SEO onpage là gì? Công việc của SEO onpage là như thế nào?

Để có một cái nhìn cụ thể hơn về SEO onpage bạn có thể tìm hiểu trước về SEO Tại đây.

Còn bây giờ thì hãy cùng đi vào bài viết để xem SEO onpage thần thánh và lợi hại như nào mà có thể giúp cho Website đứng thứ hạng cao trên Google nhé!

1. SEO onpage là gì?

SEO onpage là tập hợp toàn bộ những kỹ thuật giúp tối ưu hóa những yếu tố liên quan trực tiếp và có trên Website cũng nhằm mục đích làm thế nào để nó có thể được xếp thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Content và kỹ thuật SEO thường là hai yếu tố mà SEO onpage hướng tới nhiều nhất.

SEO onpage

SEO onpage

Những hoạt động của SEO onpage bao gồm tối ưu nội dung, tối ưu hình ảnh, video, UI/UX (hay còn gọi là giao diện người dùng), tối ưu hóa mã HTML, cải thiện tốc độ truy cập trang,… 

Nói công việc SEO onpage không vất vả là sai bởi đây thực sự là một quá trình khó và rất dài từ những chi tiết nhỏ nhất như việc nếu muốn tối ưu nội dung bạn sẽ phải tối ưu từ thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ H1,v.v. Tuy nhiên thành quả mà bạn tạo ra sẽ vô cùng xứng đáng.

2. So sánh SEO onpage và SEO offpage.

Đối với kỹ thuật SEO, thường nó được chia làm hai loại chính đó là SEO onpage và SEO offpage. Cùng so sánh hai loại này với nhau để xem chúng khác nhau như thế nào và nó hỗ trợ được những gì cho Website của mình. Là một SEOer thì nhất định phải phân biệt được hai loại này đó nhé!

Trái ngược với SEO onpage, SEO offpage là quy trình tối ưu hóa những gì nằm bên ngoài Website nhưng có một tầm ảnh hưởng nhất định tới Website của bạn.

Những hoạt động phổ biến của SEO offpage có thể kể đến như là tạo liên kết (backlink) cho Website, tương tác và chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội (social media), các hoạt động PR khác cho Website,…

Dù là SEO onpage hay offpage thì đều quan trọng như nhau, nếu website của bạn chỉ chú trọng vào 1 cái thì hiệu quả thu về sẽ không thực sự được như mong muốn. 

Nếu như SEO onpage trực tiếp giúp Website hiển thị thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm ở Google nhờ nội dung và kỹ thuật tối ưu thì SEO offpage sẽ giúp cho khách hàng truy cập vào website nhờ việc tiếp thị qua liên kết, quảng bá thông qua một Website khác hay một nền tảng mạng xã hội khác và từ đó cũng làm cho tỷ lệ chuyển đổi của Website tăng mạnh.

3. SEO onpage quan trọng như thế nào?

3.1. Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn am hiểu một chút về kỹ thuật và các công cụ tìm kiếm thì chắc bạn cũng hiểu rằng Google có vô số những thuật toán rắc rối và những nguyên tắc, quy định khó nhằn. Thêm nữa, mỗi một phút, một giây, Google phải tiếp nhận hàng trăm, hàng nghìn những bài viết, những website được hình thành. Với lý do đó, nếu bạn không sử dụng SEO onpage thì website của bạn sẽ hoàn toàn chìm nghỉm giữa số lượng website mới khổng lồ đó.

Giống như việc, giữa một khu chợ rộng lớn với vô vàn mặt hàng khác nhau, vô vàn những cửa hàng khác nhau. Nếu bạn không giúp cho cửa hàng và sản phẩm của bạn được nằm ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy, với trang trí bắt mắt, thu hút thì sẽ không có ai ngó ngàng tới cửa hàng của bạn đâu.

SEO onpage sẽ giúp cho Google hiểu được nội dung và Website của bạn một cách dễ dàng hơn và từ đó Google sẽ xem xét, đánh giá xem Website của bạn có gần và liên quan tới tìm kiếm của người dùng hay không.

Sau đó Google sẽ dựa vào trình độ và kỹ thuật SEO onpage của bạn để đặt thứ tự ưu tiên hiển thị trên bảng tìm kiếm với từ khóa tương ứng. SEO onpage càng tốt, càng chỉn chu thì thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của website càng cao.

SEO onpage đưa Website lên thẳng top 1 Google

SEO onpage đưa Website lên thẳng top 1 Google

Và bạn biết không? Chỉ cần thứ hạng hiển thị lọt Top 1-10 là Website của bạn đã nắm chắc có được lượt truy cập và tương tác cực khủng, lợi nhuận từ đó cũng sinh ra. Không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, mà tỷ lệ chuyển đổi cũng gia tăng, doanh thu thu về cũng nhân lên mấy bậc.

3.2. Giúp bạn dễ dàng kiểm soát hiệu quả Website.

Đối với quá trình SEO onpage, bạn sẽ cần một số công cụ hỗ trợ để quá trình này diễn ra nhanh hơn, chuẩn hơn và dễ dàng hơn. Và công cụ này cũng sẽ giúp bạn có thể theo dõi và đo lường những chỉ số hữu ích.

Bạn hoàn toàn có thể đưa ra những giải pháp để điều chỉnh những yếu tố trên Website sao cho chỉ số thu về đạt mức tốt nhất. Chính sự toàn quyền kiểm soát một cách dễ dàng như thế giúp bạn xử lý vấn đề ngay tức khắc, điều khiển mọi thứ theo ý bạn. Điểm này nếu như là SEO offpage thì sẽ khá khó khăn. Xử lý ngay khi phát hiện ra vấn đề sẽ giúp Website ngày càng ổn định và bền vững.

4. SEO onpage tập trung vào những yếu tố nào?

4.1. Tối ưu Domain

Domain (tên miền) chính là tên cho Website của bạn, nó sẽ đại diện cho thương hiệu và mọi người sẽ nhớ tới bạn hoặc doanh nghiệp của bạn thông qua đó. Chính vì vậy một domain thật ngắn gọn, dễ nhớ, có liên quan đến thương hiệu mà bạn đang sở hữu mới đem lại một hiệu quả nhất định trong việc tối ưu.

Thêm nữa, domain phải chứa đuôi thông dụng nhưng có độ uy tín cao như .com, .gov, .edu sẽ khiến cho người dùng Internet cảm thấy an tâm hơn khi truy cập.

4.2. Tối ưu URL

URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ cho website của bạn, nó sẽ giúp cho việc tìm kiếm Website của bạn trở nên dễ dàng hơn, và người dùng Internet có thể truy cập vào Website thông qua đó.

Mọi người thường dễ nhầm tưởng rằng URL và Domain là một nhưng thực chất chúng khác nhau. Một URL sẽ chứa Domain và một nội dung bổ sung khác, tức là domain sẽ là một phần của URL.

Ví dụ một URL bạn có thể thấy: 

digifox.vn/seo/tu-khoa-seo-giup-tang-hang-website

http://digifox.vn/seo/tu-khoa-seo-giup-tang-hang-website/

Và đây chính là một domain chứa trong chúng: digifox.vn

Địa chỉ URL này càng ngắn gọn dễ nhớ thì cũng sẽ càng để lại ấn tượng tốt với người dùng hơn và khiến cho việc lập chỉ mục của Google diễn ra nhanh hơn. 

URL nên chứa từ khóa chính không chứa các ký tự đặc biệt, theo thứ tự phân tầng danh mục và nối với nhau bằng dấu gạch nối như ví dụ bạn có thể thấy phía trên.

4.3. Thẻ tiêu đề

Thẻ tiêu đề rất quan trọng vì nó sẽ hiển thị theo sự tìm kiếm của người dùng, người dùng có muốn truy cập vào website của bạn hay không thì phải xem tiêu đề mà bạn đặt thu hút đến đâu.

Trước khi nói đến sự thu hút, một tiêu đề muốn được Google ưu tiên hiển thị thì trước tiên phải chứa từ khóa, từ khóa ngay đầu thẻ thì càng tốt.

Tiêu đề cần phải khái quát, thể hiện được nội dung quan trọng nhất của trang và đảm bảo độ dài từ 35-65 ký tự.

4.4. Thẻ Heading

Thẻ Heading sẽ thể hiện cho người dùng biết đâu là những nội dung chính, đâu là những nội dung phụ giúp cho bài viết trở nên rõ ràng, người dùng cũng sẽ tìm kiếm phần nội dung mà họ cần, làm tăng được thời gian trên trang.

Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm đọc hiểu được nội dung của bạn, nắm được bố cục bài viết. Điều này rất có lợi trong việc lập chỉ mục và xếp hạng của Google.

Đối với thẻ Heading 1, thẻ này cần phải chứa từ khóa chính, còn thẻ Heading 2, 3 thì ít nhất cũng cần chứa được 1 từ khóa và có nội dung hỗ trợ cho Heading 1.

4.5. Thẻ mô tả

Thẻ mô tả (Meta Description) là những dòng mô tả ngắn gọn về nội dung bài viết của bạn. Trên bảng hiển thị kết quả tìm kiếm nó xuất hiện ngay dưới tiêu đề giúp người đọc có thể đọc trước được một phần nội dung. Và nhờ nó mà người đọc sẽ quyết định xem họ có truy cập vào Website của bạn hay không.

Mô tả cần phải ngắn gọn, có độ dài từ 100-155 ký tự là đẹp nhất và phải đảm bảo chứa từ khóa chính. Từ khóa này nên được đặt ngay ở đầu thì hiệu quả SEO onpage kéo về sẽ càng tốt.

Nội dung của phần mô tả cần phải nhá hàng một chút thông tin mà người dùng cần, đưa cho họ lý do tại sao họ nên đọc tiếp. Nội dung đủ thu hút, kích thích sự tò mò thì mới kéo được nhiều người xem.

4.6. Mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa trong một bài viết là một yếu tố có thể nhiều content writer không chú ý tới. Tuy nhiên nó ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả SEO, mật độ từ khóa không đuợc quá thưa, cũng không được quá dày.

Hãy chú ý viết câu từ của mình một cách thật tự nhiên, không nhồi nhét quá nhiều từ khóa, vì nó vừa khiến cho bài viết giảm chất lượng, vừa khiến Google không đánh giá cao.

4.7. Hình ảnh 

Không nên chỉ truyền tải dạng nội dung văn bản bởi hình ảnh sẽ giúp cho bài viết trở nên sinh động hơn. Người dùng cũng sẽ chán ngán nếu lướt một bài viết chỉ toàn chữ. Tuy nhiên chèn quá nhiều hình ảnh cũng không tốt vì nó sẽ gây rối mắt và ngắt mạch đọc của người dùng.

Một bài viết 1000 từ nên có ít nhất 3 hình ảnh để minh họa cho nội dung tương ứng. 

Hình ảnh không thể chọn bừa rồi tải nên, bạn nên tối ưu ảnh trước. Ảnh nên có định dạng GIF, PNG, JPG, kích thước hợp lý không quá to cũng không quá nhỏ, dung lượng nên tối ưu ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú thích tên, mô tả ảnh đầy đủ và để ở thuộc tính ALT.

4.8. Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang ảnh hưởng khá nhiều đến lượng truy cập vào Website. Nếu tốc độ tải trang của bạn quá chậm sẽ khiến cho người dùng mất kiên nhẫn mà rời đi, bạn sẽ mất một lượng lớn khách hàng. Từ đó, đánh giá cho Website của bạn sẽ không thể nào cao được.

Tốc độ tải trang là yếu tố thuộc SEO onpage

Tốc độ tải trang là yếu tố thuộc SEO onpage

Tốc độ tải trang đẹp nhất là rơi vào khoảng 3-5s. Để giúp trang tải nhanh hơn bạn có thể tham khảo một số cách:

  • Sử dụng tên miền và hosting phải chất lượng. 
  • Quá nhiều Widget, Plugin, hay quảng cáo Popup sẽ làm chậm tốc độ tải trang nên bạn cũng hãy hạn chế sử dụng nó.
  • Tối giản website không để quá nhiều dịch vụ bên ngoài, các tài nguyên không cần thiết hay thiết kế web quá phức tạp, nặng nề.
  • Hình ảnh và video đăng tải phải có kích thước phù hợp.
  • Tránh chuyển hướng trang từ một URL khác vì sẽ phải mất thêm một quá trình phản hồi HTML làm chậm tốc độ tải trang.
  • Tối ưu những thông tin có trên trang chủ gồm nội dung text, hình ảnh, các liên kết,…

4.9. Khả năng đọc của người dùng

Tối ưu khả năng đọc của người dùng là một cách giữ chân khách hàng ở lại trang lâu hơn.

Tối ưu bằng cách nào?

Hãy bôi đậm, in nghiêng hoặc gạch chân những nội dung quan trọng để giúp người đọc nắm bắt được ý chính mà không cần phải đọc quá nhiều chi tiết rườm rà khiến họ dễ chán. Ngoài ra, hãy sử dụng thêm các thẻ Heading để tạo mục lục kèm với Anchor Link để người dùng dễ tìm kiếm thông tin mà họ cần.

4.10. Nội dung

Có lẽ việc xây dựng nội dung là khâu khó nhất và mất nhiều thời gian nhất khi tạo trang. Bạn bắt buộc phải có một nội dung chỉn chu thì mới có thể bắt tay vào SEO onpage. Và nội dung cũng sẽ quyết định thời gian onsite của khách hàng là bao lâu.

Vậy nên trước tiên hãy xây dựng một nội dung đánh trúng vào insight của khách hàng, câu từ mạch lạc, thu hút và hấp dẫn. Độ unique cũng phải đảm bảo từ 90-100%, nội dung tránh trùng lặp nhau vì nếu không làm được thì sẽ không được Google đánh giá cao và ưu tiên hiển thị. Bên cạnh đó hãy xây dựng kho hình ảnh, video, infographics phong phú và đa dạng để bài viết trở nên sinh động hơn.

4.11. Internal Link và Outbound link

Internal Link là những đường liên kết kết nối người dùng di chuyển giữa các trang trong cũng một Website.

Outbound Link là những liên kết dẫn ra những Website ngoài.

Những liên kết này sẽ giúp tăng khả năng người truy cập vào Website và giúp Google thu thập được dữ liệu nhanh chóng hơn.

Số lượng liên kết nhiều thì càng nhiều người truy cập tới Website của bạn. Tuy nhiên việc đặt link nên ở một mức hạn chế, vì quá nhiều link sẽ dễ khiến Google nghi ngờ và đánh vi phạm Spam.

Đối với Outbound link bạn nên đặt ở những Website có Pagerank và chỉ số DA, PA cao để làm tăng độ uy tín cho trang web của bạn. 

Cả Internal Link và Outbound link đều thuộc dạng backlink nên bạn có thể tham khảo thêm vè backlink Tại đây.

4.12. Cấu trúc Schema

Cấu trúc Schema là gì? Schema là phần để khai báo đặc tính Website của bạn. Phần này sẽ giúp cho Google phân loại Website của bạn nhanh chóng và chính xác hơn. 

Phần cấu trúc Schema này sẽ có nhiều yếu tố kỹ thuật nên sẽ hơi khó đối với các SEOer. Bạn nên nhờ một người có chuyên môn về lập trình giúp bạn thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.

4.13. Chứng chỉ bảo mật (SSL Certificate)

Chứng chỉ bảo mật SSL (secure Sockets Layer) là việc bảo mật cho website của bạn. Nó sẽ giúp mã hóa toàn bộ dữ liệu mọi thông tin mà người dùng cung cấp. 

Bạn có dám truy cập vào một Website mà bị cảnh báo không an toàn hay không? Dĩ nhiên là không. Vậy nên việc cài đặt SSL Certificate cho Website là cực kỳ cần thiết, nó không chỉ đảm bảo an toàn cho website mà còn giúp tăng niềm tin ở người dùng.

4.14. Mức độ thân thiện với thiết bị di động.

Thiết bị di động là một vật dụng phổ biến và đưa ưa chuộng sử dụng hơn máy tính vì độ tiện lợi và dễ dùng. Vì thế các SEOer cũng nên chú ý tới việc tối ưu giao diện, trải nghiệm người dùng trên cả thiết bị di động để khả năng truy cập và tương tác người dùng cao hơn.

SEO onpage lưu ý phải thân thiện với thiết bị di động

SEO onpage lưu ý phải thân thiện với thiết bị di động

5. Một vài công cụ check SEO onpage thông dụng

SEOer sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không được hỗ trợ bởi các công cụ chuyên cung cấp các dịch vụ về SEO bởi quá trình này không hề đơn giản chút nào. Dưới đây sẽ là một vài công cụ check SEO được nhiều người sử dụng nhất và hiệu quả nhất:

  • Yoast SEO: Đây là một công cụ check SEO hoàn toàn miễn phí, và nó còn tiện lợi khi được tích hợp sẵn ngay trên WordPress.
  • Screaming Frog: Screaming Frog cũng được đánh giá là một trong những công cụ check SEO rất hiệu quả từ cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang website, Heading của 1 trang, cho tới các External Link. Một cái hay là công cụ này cho phép bạn cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux, MAC OS.
  • Surfer SEO: Đây là một công cụ bạn phải trả phí nếu muốn sử dụng, đương nhiên bạn sẽ được sử dụng miễn phí trong 7 ngày trước khi quyết định có mua gói hay không. Nó sẽ giúp bạn kiểm tra những tối ưu về nội dung trên Website như các thẻ tiêu đề, thẻ Heading, thẻ mô tả,…
  • SEOQuake: Cũng giống Yoast SEO, SEOQuake cũng là một công cụ check SEO miễn phí. Bạn có thể kiểm tra các lỗi như URL, Title, Meta Description, Meta keywords, Headings, Hình ảnh, Favicon, Sitemap,… Và có lẽ đây là công cụ được nhiều đánh giá cao nhất và được tin dùng nhất, bạn có thể tham khảo nhé!
  • Website Auditor: Công cụ này giúp các bạn kiểm tra tối ưu được cấu trúc website, cảnh báo những lỗi như link hỏng, vấn đề liên quan đến tải trang và kiểm tra những yếu tố về tên miền và nội dung như tiêu đề, đường dẫn, các thẻ,…

KẾT LUẬN 

Trên đây là những nội dung căn bản mà một SEOer cần nắm vững để công việc SEO onpage của mình trở nên đơn giản và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả bạn cần biết, SEO onpage còn rất nhiều những yếu tố kỹ thuật chuyên sâu mà bạn cần phải lưu ý. Chính vì thế hãy tiếp tục theo dõi để nhận được thêm nhiều kiến thức nhé!

Picture of Digifox
Digifox
Digifox cung cấp cho bạn trải nghiệm học tập chuẩn quốc tế và hệ sinh thái đa dạng giúp bạn làm chủ chinh phục con đường sự nghiệp Marketing chuyên nghiệp. Digifox cung cấp các khóa đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, tài nguyên phục phục hỗ trợ Marketer.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Phát video
Phát video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart
Sign in

No account yet?